1 2 3

Bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân phát bệnh

Bệnh tiểu đường nguy hiểm đến mức nào và bạn cần phải quan tâm và tìm hiểu nó để phòng bệnh cho chính bản thân mình. Vậy làm cách nào để bạn hiểu được nó?

 


Bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân phát bệnh

Bệnh tiểu đường nguy hiểm đến mức nào và bạn cần phải quan tâm và tìm hiểu nó để phòng bệnh cho chính bản thân mình. Vậy làm cách nào để bạn hiểu được nó?

 

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh suốt đời (mãn tính), trong đó cơ thể mang một mức độ cao đường trong máu.

 

Nguyên nhân của căn bệnh tiểu đường:

Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy để kiểm soát đường trong máu. Bệnh tiểu đường có thể được gây ra bởi quá ít insulin, kháng insulin, hoặc cả 2.

 

Để hiểu rõ bệnh tiểu đường, điều quan trọng là đầu tiển hiểu quá trình bình thường mà thức ăn được chia nhỏ và được sử dụng bởi cơ thể chuyển hóa thành năng lượng. Một vài điều xảy ra khi thức ăn được tiêu hóa:

- Một đường gọi là glucose đi vào máu. Glucose là nguồn nhiên liệu cho cơ thể

- Một cơ quan gọi là tuyến tụy sản xuất insulin. Vai trò của insulin là để chuyển hóa glucose đi từ màu vào cơ, chất béo và tổng hợp tế bào gan, nơi nó có thể được sử dụng làm nhiên liệu.

 

Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao vì cơ thể của họ không thể chuyển hóa đường glucose thành chất béo, tổng hợp chất dinh dưỡng từ gan tạo ra các tế bào cơ bắp được lưu trữ năng lượng. Điều này là do một trong 2 nguyên nhân:

- Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin

- Các tế bào beta của tuyến tụy không đáp ứng với insulin thường hay còn gọi là kháng insulin

- Có khi cả 2 trường hợp trên

 

Có 2 loại chính của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau đối với từng loại một:

- Bệnh tiểu đường tuýp 1: có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thưởng được chuẩn đoán ở trẻ em, thiếu niên hoặc người lớn trẻ tuổi. Trong bệnh này, cơ thể sẽ ít hoặc không có insulin. Tiêm insulin hàng ngày là cần thiết. Nguyên nhân chính chưa được biết tại sao tuyến tụy không tiết insulin.

- Bệnh tiểu đường tuýp 2: chiếm đa số trường hợp của bệnh tiểu đường (gần 95% hoặc hơn). Nó thường xảy ra ở tuổi trưởng thành. Nhưng vì tỷ lệ béo phì cao, thiếu niên và thanh nhiên hiện nay đang được chuẩn đoán đang mắc phải chứng tiểu đường tuýp 2 ngày càng nhiều. Nhiều người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không biết tại sao họ lại bị mắc phải.

- Có những nguyên nhân khác của bệnh tiểu đường và một trong số bệnh nhân không thể phân loại là loại tuýp 1 hay là loại tuýp 2.

 

Tiêu đường thai kỳ: là lượng đường trong máu cao có thể phát triển bất cứ lúc nào trong khi mang thai ở một người phụ nữ không có bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều mức độ giới tính và lứa tuổi khác nhâu ở Việt Nam trong đó độ tuổi đang được ngày càng trẻ hóa. Đa phần là do lối sống, cách vận động không hợp lý, rượu bia quá nhiều làm tăng khả năng phát bệnh tiểu đường tuýp 2 và di truyền cho con của mình trở thành tiểu đường tuýp 1 (loại bệnh tiểu đường không có insulin và phải tiêm insulin nhân tạo đến cuối đời).

 

Các triệu chứng thường gặp.

- Rối loạn giấc ngủ, không ngủ được cả đêm và ngày

- Nhờ mờ, không thấy rõ

- Khát nước liên tục và thèm đồ ngọt

- Mệt mỏi

- Đi tiểu liên tục và nước tiểu màu trắng không nghe mùi

- Giảm cân rất nhiều (khoảng 10% trọng lượng cơ thể)

 

Vì bệnh tiểu đường loại 2 phát triển chậm, một số người có lượng trong máu cao không có triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 phát triển trong một thời gian ngắn. Người bị bệnh rất nặng và trong thời gian ngắn khi biểu hiện ra sẽ được chuẩn đoán sớm.

Sau nhiều năm, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Những vấn đề này được gọi là các biến chứng bệnh tiểu đường, bao gồm:

 

- Vấn đề về mắt: bao gồm khó nhìn thấy (đặt biệt là ban đêm), không nhìn rõ chữ hiện dưới màn hình tivi chạy, độ nhạy sáng, mù trong tương lai.

- Lỡ loét đau đớn và nhiễm trùng chân hoặc bàn chân, mà nếu không được điều trị, dẫn đến phải loại bỏ các bàn chân hoặc chân.

- Dây thần kinh trong cơ thể có thể trở nên hư hỏng, gây đau tê, ngứa ran và mất cảm giác, vấn đề tiêu hóa thức ăn, rối loạn chức năng cương dương.

- Vấn đề về thận, có thể dẫn đến suy thận

- Hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên hơn

- Tăng cơ hội của cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hoặc đột quỵ.

 

Cần phải kiểm tra phân tích xét nghiệm máu và nước tiểu:

- Một phân tích nước tiểu có thể cho thấy lượng đường trong máu cao. Nhưng xét nghiệm nước tiểu một mình không chuẩn đoán bệnh tiểu đường.

Khám sức khỏe bằng cách đo đường huyết bằng máy đo đường huyết giúp bạn hiểu rõ ngay tình trạng sức khỏe nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang có bệnh tiểu đường nếu mức đường trong máu của bạn cao hơn 200mg/dL. Để xác định chuẩn đoán, một hoặc nhiều hơn các cuộc xét nghiệm sau đây phải được thực hiện.

 

Xét nghiệm máu:

- Đường huyết lúc đói - bệnh tiểu đường được chuẩn đoán nếu nó cao hơn 126 mg/dL khi thử khoảng 2 lần. Mức từ 100 - 126mg/dL được gọi gọi là đường huyết lúc đói hoặc tiền tiểu đường. Mức độ này là yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Xét nghiệm HbA1c:

   + bình thường ít hơn 5,7%

   + tiền tiểu đường: 5,7% - 6,4%

   + bệnh tiểu đường: 6,5% hoặc cao hơn

 

- Uống thự nghiệm dung nạp glucose - bệnh tiểu được chuẩn đoán, nếu mức đường huyết cao hơn 200mg/dL khoảng 2 giờ sau khi uống một loại thức uống giàu clucose. (Thử nghiệm này đượ sử dụng thường xuyên hơn cho bệnh tiểu đường tuýp 2).

 

Sàng lọc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người không có triệu chứng được khuyến khích cho:

- Trẻ em thừa cân có yếu tố nguy cơ khá của bệnh tiểu đường, bắt đầu từ lúc 10 tuổi và lặp đi lặp lại 2 năm một lần.

- Người thừa cân (BMI lớn hơn 25), hoặc người có số đo vòng bụng lớn hơn 110cm, người có yếu tố nguy cơ khác.

- Người lớn trên 45 tuổi, phải khám đi khám lại 3 năm 1 lần.

 

đọc thêm tin tức bài: ngăn ngừa và điều trị tiểu đường bằng rau của quả thiên nhiên

 

Y KHOA KIM MINH


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008