1 2 3

Các bước chăm sóc người bị tai biến đột quỵ

Làm cách nào để giúp một người đang bị tai biến đột quỵ được chăm sóc chu đáo và đầy đủ. Nếu bạn đọc được bài này, hãy chia sẽ đến mọi người như là một phương pháp giúp họ để có thể nhờ đó chăm sóc người bệnh để phục hồi tốt hơn.


Các bước chăm sóc người bị tai biến đột quỵ

Người bị tai biến đột quỵ là cần những phương pháp chăm sóc chu đáo và cẩn thận nhất giúp họ mau bình phục và có thể trở về cuộc sống hàng ngày. Vậy nhu cầu đặt ra là làm cách nào để chăm sóc cho họ hiệu quả.

 

Chăm sóc người bệnh nằm liệt giường hay những người bị tai biến đột quỵ cần một sự kien nhẫn và quan tâm. Nó giống như một kế hoạch chăm sóc dài hơi còn hơn cả chăm sóc sức khỏe bản thân mình vậy. Bạn phải lên kế hoặc từng giờ, từng ngày, hàng tuần để họ có thể sống khỏe mạnh trở lại, bình phục và sống cuộc sống đời thường. Tại sao không? Bạn có thể làm điều đó nếu bạn có thể.

 

Giường điện y tế Việt Nam

 

Vật tư y tế trong nhà

Bạn có thể khởi đầu bằng những gợi ý từ bác sĩ, y tá, điều dưỡng trong bệnh viện. Họ giúp bạn một bản kế hoạch mua sắm những thức cần thiết bao gồm:

 

- Giường y tế có tay quay giúp bạn nâng đỡ, thay đổi tư thế người bệnh nằm một cách thoải mái nhất. Giường điện y tế có thể giúp đơn giản hóa các động tái thay đổi góc nằm của người bệnh dễ dàng.

 

- Nệm chống loét: là một sản phẩm giúp cho người bệnh nằm liệt không hình thành các vết loét gây tổn thương như nhiễm trùng máu hoại tử cơ thể. Nếu bị loét, bạn nên quan tâm đến miếng dán chống loét và phao chống loét.

 

- Bạn có thể sử dụng thêm máy tạo oxy cho những người bệnh không tự thở được, hoặc là họ đang bị chứng suy hô hấp, viêm phổi, COPD, suy tim, bệnh ung thư, suy thận,... Máy tạo oxy là loại máy hút oxy trực tiếp từ khí trời và lọc các thành phần khí trơ khác để cho ra oxy nguyên chất khoảng 93-98% (khí trời có nồng độ oxy khoảng 21-24%).

 

- Trong trường hợp người bệnh hay khó thở, tím tái, đau thắt ngực, mệt mỏi liên tục, bạn nên sắm thêm một máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 giúp bạn theo dõi ngưỡng oxy hấp thụ trong máu và nhịp tim của người bệnh bằng cách kẹp ở đầu ngón tay cho người bệnh. Máy hiển thị rõ nhịp tim và nồng độ oxy bão hòa trong máu SPO2 trên màn hình.

 

- Nếu người bệnh có nhiều dịch và đàm nhớt: bạn nên chuẩn bị thêm một máy xông khí dung dùng để xông thuốc giúp làm long đờm và giải quyết tắt mũi họng cho người bệnh. Trong trường hợp đờm quá nhiều, nên sử dụng thêm một máy hút đàm nhớt loại một bình hoặc 2 bình.

 

- Trong một số trường hợp, như bệnh suy tim nặng, bệnh ung thư, bệnh suy thận giai đoạn cuối, bạn nên cần loại bình oxy y tế hơn là máy tạo oxy vì họ cần một nguồn oxy dồi dào và áp lực lớn hơn để thở.

 

Tuy nhiên, thở oxy cũng là một vấn đề nghiêm trọng, liều lượng thở oxy phải do bác sĩ chỉ định hoặc những người có chuyên môn cao giúp cho người bệnh lấy được một nguồn oxy an toàn nhất không gây ra biến chứng về phổi.

 

- Một số dụng cụ khác như: nước muối sinh lý, gạc tiệt trùng, chén inox, pen, kéo, nhíp y tế, khẩu trang y tế, găng tay y tế, thuốc sát trùng povidine, dây hút đàm nhớt, dây oxy, túi cho ăn, túi tiểu, túi phân, khay inox, nước lau sàn nhà, dung dịch rửa tay nhanh .. là những vật dụng cần thiết để chăm sóc người bệnh chu đáo và tốt nhất.

 

Một căn phòng vô trùng và thoáng đãng

Phòng chứa người bệnh phải được sạch sẽ, gọn gàn, thông thoáng. Thông thường, người điều trị cần phải có một chiếc giường y tế giành cho nhiều thời gian nằm một chỗ dễ nhận nhiều vi trùng so với những người luôn hoạt động.

Hãy sử dụng nước rửa tay nhanh và dung dịch sát khuẩn lau sàn nhà cần thiết để khử trùng nền nhà hàng ngày sạch hơn.

Sử dụng giường có bô vệ sinh dễ tắm và lau chùi

Điều đặc biệt là người bệnh không thể tự chủ đi vệ sinh. Vậy phải cần một loại giường y tế có bô vệ sinh. Loại giường y tế inox 1 tay quay hoặc 2 tay quay (2 tay quay là nâng đầu- mình và nâng phần chân giúp huyết áp của họ ổn định bơm về tim dễ dàng hơn) là điều cần phải tìm hiểu rõ. Trong đó có một loại là giường điện y tế có thể giúp đỡ rất nhiều cho người chăm sóc và người dưỡng bệnh.

 

Nên luôn luôn kiểm tra theo dõi thường xuyên vùng đi tiểu tiện của người bệnh đồng thời theo dõi mông, lưng và đầu của người bệnh có ướt và ẩm nóng hay không giúp không bị loét làm viêm nhiễm trùng máu và hoại tử cơ.

 

Nên có bản ghi chép

Bạn hãy chuẩn bị mọi tiên lơi hơn bằng cách sử dụng bản ghi chép theo dõi tình hình bệnh của họ. Nó còn giúp bạn phải cần mua những thứ cần thiết như khăn giấy, nước, sách báo hoặc những vật dụng từ nhà cung cấp dụng cụ y khoa để bạn có thể có được đầy đủ. Bạn nên gắn chuông kêu nếu người bệnh có thể tự chủ động 1 tay và gọi khi nào cần được giúp đỡ.

 

Tư thế thay đổi của người bệnh

Các bệnh nhân nằm liệt giường không thể tự thay đổi vị trí thường xuyên theo yêu cầu được. Họ thường phải được sự thay đổi vị trí bằng cách tăng giảm đầu hoặc chân giúp họ đỡ mỏi hơn do áp lực ở một ví trí kéo dài liên tục. Nên để ý đến vùng lưng và các vùng khác bị tì đè bởi cơ thể gây nên các vết loét. Bạn nên thay đổi họ nằm nghiên bằng cách kê gối, nâng đầu, nâng chân và xoay mông giúp cho họ không bị loét. Thời gian khoảng 2 đến 3 tiếng nên xoay 1 lần.

 

Bệnh nhân không thể tự ăn

Bạn cần phải cố găng nâng cao người bệnh khi họ ăn. Bạn cần phải chuẩn bị các bữa ăn ngon miệng và hợp khẩu vị, thức ăn phải xay nhuyễn nếu họ ăn bằng túi cho ăn, hoặc khi họ tự nuốt được có thể bón bằng thìa. Cách chăm sóc bệnh nhân là quan trọng giúp họ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

 

Giải trí

Bạn cần phải dành nhiều thời gian cho người bệnh nằm bại liệt, bạn phải cố gắng nắm bắt tình cảm của họ, xem họ cần những gì để bạn cung cấp thông tin. Một cái ti vi, một cái máy nghe nhạc hay đọc một tin tức trên một tờ báo là quan trọng giúp họ thư giãn và làm cho họ có thể hòa mình vào cuộc sống bình thường. Hãy mở những kênh truyền hình mà họ thích để họ giải phóng năng lượng và có thể phục hồi nhanh hơn.

 

Khi có thể bình phục

Bạn nên quan tâm tiếp theo giúp họ có thể tự chủ đi lại bao gồm xe lăn y tế hoặc xe lăn y tế đa năng, ghế bô vệ sinh y tế inox, khung tập đi, nạng gỗ hoặc nạng inox giúp họ di chuyển khi họ phục hồi.

 

Bạn cũng có thể quan tâm đến dụng cụ tập phục hồi chứng năng như dụng cụ tập phục hồi chức năng sau tai biến đa năng, máy kích thích xung điện, máy tập vật lý trị liệu, máy xung điện miếng dán, đèn hồng ngoại và cần một nhà vật lý trị liệu hàng đầu giúp phục hồi chức năng cho người bệnh. Anh Minh (0903.319.443) có thể giúp bạn phục hồi đi lại bình thường sau khi bị tai biến quật ngã người bệnh.

 

Đó là tất cả những gì bạn có thể quan tâm, chia sẽ cho những ai đang trong hoàn cảnh có người nhà bị đột quỵ tai biến, hoặc đã bị và cần những dụng cụ tập phục hồi chức năng cho người bệnh. Chúng ta luôn lắng nghe, thấu hiểu và cần viết ra những dòng này chia sẽ đến mọi người.

 

Y KHOA KIM MINH

 


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008