1 2 3

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính COPD của người già

Bệnh suy tắc nghẽn phổi mãn tính hay còn gọi là COPD là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong cao ở Mỹ. Dưới đây là những cảnh báo phổi của chúng ta đang bị nguy hiểm cần phải chữa trị kịp thời.


Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính COPD của người già

Bệnh suy tắc nghẽn phổi mãn tính hay còn gọi là COPD là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong cao ở Mỹ. Dưới đây là những cảnh báo phổi của chúng ta đang bị nguy hiểm cần phải chữa trị kịp thời.

 

1. Hay thở gấp:

Nhiều bệnh nhân bắt đầu với triệu chứng thở gấp, và họ chỉ nghĩ mình già rồi hoặc cơ thể sức khỏe không còn chuẩn nữa và họ không làm bất cứ điều gì ngoại việc giảm mức độ vận động. Thế rồi đến lúc phải thở hổn hển ngay cả khi tắm, thì bạn mới đột ngột nhận ra.

 

Vấn đề ở đây là không thể đẩy lùi tổn thương ở phổi trong trường hợp COPD; tất cả những gì chúng ta có thể làm là ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Và nếu bạn đợi đến khi không thể lê nổi bước chân quanh nhà mới bắt đầu điều trị, thì sẽ chẳng còn làm được gì nhiều.

 

Không chỉ có thể, bạn lại cắt giảm các biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, duy trì và thậm chí tăng mức độ vận động là chìa khóa để bảo vệ chức năng của phổi hiện có.

 

Một dấu hiệu nữa cần lưu ý: Khi lên cầu thang hoặc sử dụng cầu thanh bộ là biện pháp nâng cao sức khỏe của mình như là bài tập thể dục gắng sức, bạn có thể gặp vấn đề về sự hít thở sâu không? Thêm một câu hỏi đáng báo động nữa: Bạn có phải đi thang máy thay cho thang bộ để tránh cảm giác này không? hãy thử những hoạt động khác nhau để xem liệu bạn có bị thở gấp khi tăng mức độ gắng sức không và tình hình này có thay đổi theo thời gian không. nếu thấy khả năng thở sâu bị giảm sút, hãy đi đến bệnh viện làm các xét nghiệm tổng hợp trong đó chụp X-quang chức năng phổi để tìm hiểu nguyên nhân: phổi có vấn đề, hạch lao, bướu cổ, u ác tính, xơ vữa động mạch...

 

bệnh suy tắc nghẽn phổi mạn tính COPD

 

2. Ho thường xuyên hoặc nặng lên

Ai cũng có thể đôi ba lần bi ho, nhưng nến bạn bị ho thường xuyên hơn, diễn ra trong thời gian dài hoặc mạn tính thì cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm. COPD gây viêm các phế quản và nang phế quản trong phổi, khiến chúng bị giảm độ đàn hồi và không giãn khi chúng ta hít thở sâu hoặc bình thường. Khi bệnh diễn ra, thành của phế quản bị dày lên và tiết nhiều chất nhày hơn bình thường, gây bít tắc đường thở.

 

Bạn sẽ thấy ho có đàm giống như bị cúm - trừ việc không có triệu chứng cúm. nếu đàm có màu sắc lạ thì đó có thể là dấu hiệu bệnh nặng lên. Đàm có thể màu xanh, vàng hoặc thậm chí là có máu.

 

Đáng chú ý là nếu bạn đang hút thuốc lá thì đàm có thể không tăng dù bệnh COPD đã ở giai đoạn cuối, trong khi đàm có xu hướng tăng sau khi bỏ thuốc.

 

Bệnh suy tắc nghẽn phổi mãn tính COPD

 

3. Đau đầu vào buổi sáng

Một trong những biểu hiện bí ẩn nhất của bệnh COPD chính là khi bạn thức dậy sau 1 đêm sẽ cảm thấy đầu trĩu nặng và đau buốt. Nguyên nhân là do bạn không thở đủ sâu vào ban đêm và khí CO2 tích tụ trong suốt giấc ngủ. Sực tích tụ khí CO2 gây giãn cách mạch máu trong não, dẫn đến đau đầu.

 

Tuy nhiên, nhiều người không liên hệ gì tình trạng đau đầu này với COPD; thay vào đó họ điều trị nó như một triệu chứng riêng lẽ: quá mập, cholesterol trong máu cao (mỡ máu), lười vận động, thuyên tắt đường thở khi ngủ, hẹp khí quản..Nhưng nếu bạn không điều trị nguyên nhân sâu xa - đảm bảo đủ oxy vào phổi trong khi ngủ - thì tình trạng đau đầu sẽ không thể giải quyết được. Hãy đi khám bác sĩ để có 1 phác đồ điều trị COPD thích hợp để giảm viêm và tăng dung tích hấp thụ tốt của phổi.

 

tac nghen phoi man tinh la gi COPD là gì

 

4. Phù mắt cá chân

Khi COPD chuyển sang giai đoạn cuối, nó sẽ khết hợp với sự suy tim, vì hệ tuần hoàn không nhận đủ oxy cần thiết cung cấp nuôi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tới ứ dịch màng phổi (gây tràn dịch màn phổi), mà dấu hiệu dễ nhận ra nhất là phù ở bàn chân và mắc cá chân.

 

Khi phổi tiến triển nặng thêm, khả năng hoạt động của cơ thể giảm sút, tim không thể bơm máu đi đủ khắp nơi nuôi cơ bắp làm cho vùng cơ xa tim nhất bị phù nề trong đó có phù nề não bộ và tứ chi. Khi tim không thể bơm máu đủ để cung cấp cho gan và cho thận thì các cơ quan này sẽ không thực hiện được chức năng cần thiết là bài xuất chất độc và nước ra khỏi cơ thể. Hệ quả là tình trạng phù giống như những người phi công lái máy bay thường xuyên, các bà mẹ mang thai và những người gọi là bệnh phù thủng.

 

5. Khó ngủ hoặc khó giữ được giấc ngủ sâu

Trong các trường hợp đa phần những người bị tình trạng COPD phải cần nâng cao đầu để dễ thở hơn - trong đó thường mua sắm cho người bệnh nằm là loại giường y tế 1 tay quay hoặc 2 tay quay - để có thể dễ thở hơn không.

 

Người bị COPD cũng phải ngủ trên ghế tựa, vì tư thế đó giúp cho họ dễ thở hơn. Cũng có thể phải ngủ như bình thường nhưng khi thức dậy có cảm giác không khỏe hoặc thậm chí chóng mặt.

 

Vì nằm trên mặt phẳng khiến phổi làm việc vất vả hơn, nhiều người bị COPD khó ngủ sâu giấc - nhưng họ có thể không biết bệnh phổi là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người bệnh khó ngủ vì ho suốt khiến họ thức giấc hoặc gián đoạn giấc ngủ sâu.

 

Mối liên quan giữa bệnh COPD và ngủ khó rất phức tạp vì nhiều người bị chứng suy tắc nghẽn phổi mãn tính COPD cũng bị chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ và GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản), cả 2 tình trạng đều là kẻ thù của giấc ngủ sâu sảng khoái.

 

Cần lưu ý: nếu người bệnh thường xuyên ho và khó thở suốt đêm, hoặc thức dậy vào buổi sáng mới có cảm giác mỏi, đau đầu thì nên gặp bác sĩ và có thể dùng máy tạo oxy y tế để giúp phổi nhận đầy đủ oxy cung cấp cho máu đủ hơn.

 

bệnh suy tắc nghẽn phổi mãn tính COPD

 

6. Lòng ngực hình thùng

Một test mà các bác sĩ dùng để kiểm tra tiến triển bệnh COPD là bắt bạn thở trong khi gio tay cao quá đầu. Họ đang tìm một dấu hiệu có tên là lồng ngực hình thùng - hình dạng đặc biệt của lồng ngực thường diễn ra như một triệu chứng thứ phá của bệnh COPD.

 

Do hậu quả của viêm mạn tính, phổi trở nên giãn to và đẩy cơ hoàn xuống dưới khiến cơ hoàn có co bóp hiệu quả. Lồng ngực giãn to, các cơ ở thành ngực, cổ và giữa xương sườn - những cơ hỗ trợ hô hấp - yếu đi. Khi điều này xảy ra, người bệnh sẽ cố bù lại bằng cách vô ý thức bằng việc cuối ra trước khi ngồi, với cánh tay chống lên đầu gối hoặc ở trước đầu gối. Tư thế này giúp vùng ngực và vai vững vàng, dễ sử dụng các cơ hô hấp phụ hơn.

 

7. Tím môi hoặc móng tay

Dần dần, máu sẽ không mang đủ oxy cho cơ thể, môi và ngón tay có thể chuyển sang màu xanh hoặc xám. Đôi khi màu xanh tím biểu hiện rõ nhất ở gốc móng tay. Một số ngườ còn bị xanh tím ở da. Nguyên nhân: máu giàu oxy có màu đỏ tươi, trong khi máu ít oxy có mau đen và tím.

 

Ở những người da sẫm màu, sự thay đổi màu sắc dễ nhìn thấy ở môi, nướu răng và quanh mắt, có thể dễ dàng phát hiện được. Chứng xanh tím thường xảy ra khi oxy trong máu giảm xuống 90% - sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 - bằng phương pháp kẹp đầu ngón tay để do. Bác sĩ hoặc bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng này cho bạn và bạn mua ở nơi dụng cụ y tế.

 

Tham vấn thêm: những người bị tình trạng suy tắc nghẽn phổi mãn tính cần thiết phải có máy xông khí dung trong nhà khi bị tắt nang phổi, thuốc ventoline giúp giãn nở khí quản, máy tạo oxy 3 lít hoặc 5 lít nếu tình trạng giai đoạn cuối, kiểm tra thường xuyên nồng độ oxy trong máu bằng máy kẹp đo oxy hay còn gọi là máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 giúp kiểm soát lượng oxy trong phổi đến với máu ổn định trên mức 90%.

 

Không hút thuốc lá, đi đường mang khẩu trang y tế loại tốt là cách phòng vệ sức khỏe tốt của chúng ta.

 

Y Khoa Kim Minh

(sưu tầm)


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008