1 2 3

Bệnh thận của người bệnh tiểu tiểu đường

Bệnh suy thận hay suy thận mãn có liên qua trực tiếp đến bệnh tiểu đường và là nguyên nhân gây cao huyết áp. Những người tiểu đường có nguy cơ bệnh thận và tăng huyết áp. Cần tìm hiểu và các biện pháp phòng tránh hiệu quả gây nguy cơ suy thận


Bệnh thận của người bệnh tiểu tiểu đường

Bệnh thận của người bệnh tiểu tiểu đường và nguy cơ cao huyết áp

 

Mỗi năm  tại Hoa Kỳ, hơn 100.000 người được chuẩn đoán là bị suy thận, một tình trạng nghiêm trọng, trong đó thận không thể đào thải khỏi cơ thể chất thải thì gọi là bệnh cuối của bệnh thận mãn tính (CKD)

 

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận, chiếm gần 44% các trường hợp của tất cả người bệnh thận. Ngay cả khi bệnh tiểu đường được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến suy thận và suy thận mãn. Hầu hết mọi người bị bệnh tiểu đường đều có vấn đề về thận nghiêm trọng và đó là bước tiến triển để dẫn đến suy thận.

 

Gần 24 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, và gần 180.000 người đang sống với suy thận là kết quả là do bệnh tiểu đường.

 

Ở Việt Nam, hiện nay cách đây 6 năm, tình trạng bệnh tiểu đường là phổ biến không chỉ ở thành thị mà còn cả nông thôn phổ biến đến hơn 5 triệu người mắc phải tính tổng số, còn đến năm 2014 này thì số lượng được đánh giá là cao hơn nhiều. Chủ yếu là quá trình phát triển và tăng cường ăn uống quá nhiều chất đạm, béo, bia rượu phát sinh. Càng ngày, độ tuổi người bị tiểu đường càng giảm, độ tuổi trung bình đã dưới 40 và có trường hợp tuổi 24 đã bị mắc bệnh tiểu đường do nhậu nhẹt quá liều.

 

Những người suy thận hoặc phải trải qua lọc máu là 1 quá trình lọc máu nhân tạo, hoặc cấy ghép để nhận lại 1 quả thận khỏe mạnh từ 1 người khác hiến tặng. Hầu hết, những người suy thận ở Mỹ đều có đủ các điều kiện chăm sóc y tế của Liên Bang tài trợ.

 

Các nhà nghiên cứu khoa học đã không thể giải thích vì sao những người có màu da sậm hơn dễ bị tiểu đường so với người da trắng. Tuy nhiên căn bệnh suy thận chủ yếu đến từ bệnh tiểu đường hơn là yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, các điều kiện khám bệnh để phát hiện kịp thời, hoặc bị huyết áp cao. Họ đã tìm thấy rằng, huyết áp cao và mức độ đường trong máu quá cao là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ người mắc bệnh tiểu đường dễ phát triển đến suy thận.

 

Các giai đoạn của bệnh thận:

Bệnh đái tháo đường mất nhiều năm để tiến triển. Ở 1 số người, chức năng lọc thận của họ thực sự phải làm việc cao hơn bình thường trong những năm đầu của bệnh tiểu đường của họ.

 

Trong nhiều năm, những người bị phát triển bệnh thận sẽ có 1 lượng nhỏ protein albumin máu bắt đầu bị rò rỉ vào nước tiểu (đi đái thường thấy màu đỏ hồng). Giai đoạn này là dấu hiệu của bệnh thận gọi là microalbuminuria. Chức năng lọc của thận vẫn diễn ra bình thường ở giai đoạn này.

 

Khi bệnh tiến triển, albumin được thoát vào nước tiểu nhiều hơn. Giai đoạn này có thể gọi là macroalbuminuria hoặ protein niệu. Nếu số lượng albumin trong nước tiểu lại tăng, chức năng lọc của thận thường bắt đầu giảm. Cơ thể giữ lại chất thải khác nhau qua chế độ lọc. Những tổn hại về thượng thận phát triển, huyết áp thường có dịp cơ hội tăng lên cao.

 

Nhìn chung, tổn thương thận hiếm khi xảy ra trong 10 năm đầu của bệnh tiểu đường và thường 15 đến 25 năm sau sẽ vượt qua trước khi suy thận xảy ra. Đối với những người sống chung với bệnh tiểu đường hơn 25 năm mà không thấy bất kỳ 1 dấu hiệu nào của suy thận , nguy cơ của nó được xem là giảm và là dấu hiệu tốt của thận.

 

Chuẩn đoán suy thận khi khám nước tiểu và máu:

Người bị tiểu đường nên đọc bản xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên để biết mình có bị ảnh hưởng về bệnh thận hay không. Hai dấu hiệu quan trọng để cho biết mình bị thận là eGFR và nước tiểu albumin

 

- eGFR là viết tắt của tốc độ lọc của cầu thận được ước lượng. Mỗi thận chứa khoảng 1 triệu bộ loạc nhỏ tạo thành mạch máu. Các bộ lọc này được gọi là tiểu cầu. Chức năng thận có thể được kiểm tra bằng cách ước tính có bao nhiêu máu lọc cầu thận trong 1 phút. Tính eGFR được dựa trên số lượng creatinine, một phế phẩm, được tìm thấy trong 1 mẫu máu. Như mức độ creatinin tăng lên, eGFR giảm xuống.

 

Được cho là bị bệnh thận khi eGFR có ít hơn 60ml mỗi phút.

 

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) và Viện Y tế Quốc gia (NIH) khuyên phải kiểm tra nước tiểu và máu 1 năm 1 lần để biết được eGFR được tính từ creatinine huyết thanh.

 

- Nước tiểu albumin: Nước tiểu albumin được đo bằng các so sánh số lượng albumin với lượng creatinine trong mẫu nước tiểu duy nhất. Khi thận khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có chứa 1 lượng lớn các creatinine và hầu như không có albumin. Thậm chí 1 sự gia tăng nhỏ tỷ lệ albumin cũng là dấu hiệu của tổn thương thận.

 

Dấu hiệu bệnh thận khi nước tiểu có chứa hơn 30 mg albumin mỗi gram creatinine, hoặc không có giảm eGFR.

 

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) và Viện Y tế Quốc gia (NIH) khuyến cáo đánh giá rằng, nước tiểu bài tiết albumin có thể tổn thương thận trong tất cả những người có bệnh tiểu đường tuýp 2 và những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 trong 5 năm hoặc nhiều hơn.

 

Bệnh thận do ảnh hưởng của huyết áp:

Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của bệnh thận ở những người bị tiểu đường. Di truyền cao huyết áp dễ thành 1 cơ hội để bệnh thận phát triển. Tăng huyết áp cũng làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh thận một khi huyết áp duy trì ở mức cao liên tục.

 

Huyết áp được ghi bằng 2 con số: Số đầu tiên trên máy đo huyết áp được gọi là huyết áp tâm thu, nó đại diện cho áp lực động mạch máu khi tim đập. Số thứ 2 được gọi là huyết áp tâm trương và nó đại diện cho áp lực giữa 2 nhịp đập của con tim. Khi đo xong huyết áp, bạn thấy chỉ số hiện ra là 140/90 có nghĩa là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu SYS) là 140 mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương DIA) là 90 mmHg (tính theo tham số thủy ngân).

 

Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Quốc gia Tim Mạch của Hoa Kỳ khuyên những người có bệnh tiểu đường nên giữ huyết áp ở dưới ngưỡng 140/80 mmHg, trừ khi các Bác sĩ hay Bệnh viện mà họ đang khám đặt ra các trị số huyết áp chuẩn khác hơn.

 

Tăng huyết áp có thể được nhìn thấy không chỉ là nguyên nhân của bệnh thận nhưng cũng là kết quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng căn bệnh này. Như là làm cho bệnh thận có dịp tiến triển, thay đổi vật lý về thận dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, 1 vòng xoáy nguy hiểm có liên quan đến tăng huyết áp và các yếu tố làm tăng huyết áp là nguy cơ gây bệnh thận. Phát hiện sớm à điều trị tăng huyết áp thậm chí là đang giai đoạn bệnh đang có dấu hiệu tăng huyết áp là cần thiết đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

 

Ngăn chặn và làm chậm lại bệnh thận:

 

Thuốc giảm huyết áp:

Các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển các phương pháp làm chậm sự khởi phát của những người bị bệnh tiểu đường. Thuốc dùng để hạ huyết áp có thể làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh thận đáng kể. 

 

Hai loại thuốc, angiotensin-convertin enzym (ACE) ức chế và thuốc chẹn thụ thể (ARB) đã chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận. Nhiều người yêu cầu 2 loại thuốc này hoặc nhiều loại thuốc khác kèm theo giúp kiểm soát huyết áp của họ theo đơn bác sĩ.

 

Ngoài 1 chất ức chế ACE hoặc ARB, thuốc lợi tiểu cũng có thể hữu ích. Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kinh canxi, và thuốc huyết áp khác cũng có thể là cần thiết trong đơn kê thuốc này.

 

Một ví dụ về 1 chất ức chế ACE có hiệu quả là lisinopril (Prinivil, Zestril), mà các bác sĩ thường kê toa để điều trị bệnh thận của bệnh tiểu đường. Những lợi ích của lisinopril cho khả năng hạ huyết áp đáng kể, nó có thể trực tiếp bảo vệ tiểu cầu của thận. Chất ức chế ACE đã giảm protein niệu và làm chậm lại sự suy giảm ngay ở những người bị bệnh tiểu đường không có huyết áp cao.

 

Một ví dụ nữa ARB có hiệu quả là losartan (Cozaar), mà cũng được thể hiện để bảo vệ chức năng thận và làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim).

 

Bệnh tăng huyết áp nhe hoặc thấm chi làm tăng microalbuminuria liên tục nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc phải xét nghiệm máu nhiều lần và phải kiểm tra thuốc để tìm cách hạ huyết áp.

 

Chế độ ăn uống ít chất đạm

 

Ở những người bị bệnh tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều protein có thể để lại nhiều tác hại.

 

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh tiểu đường có bệnh thận phải theo 1 chế độ ăn uống thích hợp để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn khi đã ăn khá giàu protein. Đối với những người giảm đáng kể chức năng về thận, một chế độ ăn uống chứa liều lượng giảm protein có thể trì hoãn sự khởi đầu của căn bệnh suy thận. Bất cứ ai suy thận nên có 1 chuyên gia theo dõi đầy đủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn nhất.

 

Giảm thiểu nồng độ đường cao trong máu:

Thuốc hạ huyết áp và chế độ ăn ít protein có thể làm chậm suy thận. Một điều thứ 3, được gọi là tậm trung quản lý lượng đường trong máu bằng cách kiểm tra máy đo đường huyết giúp kiểm soát máu có nồng độ đường ở mức cho phép. Điều này đã hứa hẹn cho những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với những người trong giai đoạn của suy thận.

 

Cơ thể con người bình thường chuyển đổi thức ăn thành đường là nguồn thức ăn chính của các tế bào trong cơ thể. Để nhập các tế bào vào cơ thể, glucose cần sự giúp đỡ của insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Khi một người không tạo đủ insulin, hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin đó thì nó không thể xử lý được glucose này, đường sẽ tích tụ ngay trong máu. Mức độ đường trong máu cao (glucose sẽ dẫn đến là bạn bị bệnh tiểu đường).

 

Tập trung quản lý tốt lượng đường trong máu sẽ có 1 phát đồ điều trị rõ ràng giúp cho lượng đường trong máu chuyển về mức bình thường. Phá đồ này bao gồm chế độ kiểm tra đường huyết thường xuyên, quản lý insulin suốt cả ngày trên cơ sở lượng thức ăn và hoạt động thể chất (1 ngày tốt nhất đi bộ ra mồ hôi 20-30 phút), sau những vấn đề này phải thường xuyên đi khám bệnh định kỳ 3-6 tháng 1 lần về máu và nước tiểu. Nếu cao phải bơm insuline suốt cả ngày.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu kiểm soát tốt đường trong máu, sẽ giảm thiểu nguy cơ bệnh thận và tăng huyết áp. Lượng đường có thể giảm khoảng 80 miligam mỗi decilit thấp hơn mức trung bình của những người không quản lý tốt lượng đường.

 

Nghiên cứu bổ sung trong thời gian dài cho thấy rõ rằng bất kỳ những người có quản lý tốt lượng đường trong máu đều có thể giảm nguy cơ suy thận trong giai đoạn đầu tiên.

 

Điểm nhấn cuối cùng:

Người bị tiểu đường nên:

- Có dịch vụ khám chữa bệnh xét nghiệm thường xuyên ít nhất 3-6 tháng trong 1 năm. Xét nghiệm này để biết lượng đường trong máu của họ trong 3 tháng trước đó.

 

- Nên liên lạc với những nhà cung cấp dụng cụ đo đo đường huyết hay còn gọi là máy đo đường huyết hàng ngày, tập trung làm các việc: tiêm insulin, thuốc men, lập kế hoạch buổi ăn, hoạt động thể chất,...

 

- Nếu huyết áp cao nên thực hiện chế độ khám chữa bệnh tại bệnh viện có uy tính và nên có 1 máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi mức độ thay đổi huyết áp của mình.

 

- Giữ huyết áp ở mức tốt nhất là 130/89 mmHg hoặc 140/90 mmHg tùy thuộc vào tình trạng thận và mức độ nghiêm trọng của nó.

 

- Yêu cầu các trung tâm y tế, Phòng khám, Bệnh Viện, bác sĩ có chuyên môn cao cung cấp các loại thuốc ức chế ACE hoặc ARB

 

- Yêu cầu các bệnh viện và bác sĩ có chuyên môn cao kiểm tra máu và nước tiểu để đo eGFR của mình ít nhất 1 năm 1 lần để tìm hiểu thận đang làm việc như thế nào.

 

- Yêu cầu các bác sĩ và Bệnh viện đo lượng protein trong nước tiểu ít nhất 1 năm 1 lần để xem thận có bị tổn thương nghiêm trọng hay không.

 

- Yêu cầu các bác sĩ và bệnh viện nên giảm lượng protein trong thức ăn của mình và cần có 1 nhà chuyên gia dinh dưỡng hợp lý lập kế hoặc bữa ăn hàng ngày.

 

Người bệnh cần nhớ:

- Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mãn tính (CKD) và suy thận ở Việt Nam

 

- Người bị tiểu đường nên được kiểm tra thường xuyên về bệnh thận. Hai dấu hiệu quan trọng cho người bệnh thận ước tính tỷ lệ lọc cầu thận (eGFR) và nước tiểu albumin.

 

- Thuốc dùng để hạ huyết áp có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận đáng kể. Hai loại thuốc angiotensin-converting enzyme (ACE) ức chế và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), đã chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.

 

- Ở những người bị bệnh tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều protein là có hại cho thận.

 

- Quản lý tập trung đường trong máu, cho thấy triển vọng rất lớn cho những người có bệnh tiểu đường, đặc biệt là đốii với những người trong giai đoạn đầu của suy thận.

 

DỤNG CỤ Y KHOA KIM MINH

(sưu tầm và lược dịch từ Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Quốc gia Tim Mạch của Hoa Kỳ)


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008