1 2 3

Kháng insulin của bệnh tiền tiểu đường P2

Kháng insulin của bệnh tiền tiểu đường là những nguy cơ tiềm ẩn của người bệnh có thể chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Những phương pháp phòng ngừa hiệu quả kháng insulin trong tế bào beta tuyến tụy sinh ra


Kháng insulin của bệnh tiền tiểu đường P2

Những người cần được kiểm tra tiền tiểu đường?

 

Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo cần có các xét nghiệm để phát hiện bệnh tiền tiểu đường được xem xét trong những người lớn thừa cân hoặc béo phì hoặc có 1 yếu tố nguy cơ bổ sung cho bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị thừa cân sẽ bị tiểu đường tuýp 2.

 

Những người không có các yếu tố nguy cơ nên bắt đầu cuộc thử nghiệm ở tuổi 45 bằng các xét nghiệm ở bệnh viện hoặc mua máy thử đường huyết dùng để kiểm tra tại nhà.

 

Yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường ngoài việc thừa cân hoặc béo phì hoặc từ tuổi 45 trở lên bao gồm:

 

- Thể chất không hoạt động thường xuyên (không tập thể dục và hoạt động thể chất).

 

- Có cha mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường.

 

- Co thể là do dân tộc

 

- Khi sinh ra nặng hơn 4 kgs

 

- Được chuẩn đoán với bệnh tiểu đường thời thai kỳ - bệnh tiểu đường khi mẹ đang mang thai.

 

- Có huyết áp cao 140/90 mmHg hoặc đang điều trị chứng cao huyết áp

 

- Mức cholesterol HDL dưới 35 mg/dL hoặc một mức trilyceride trên 250 mg/dL

 

- Có hội chứng buồn trứng đa nang (PCOS).

 

- Có tiền tiểu đường, suy giảm đường huyết lúc đói (IFG) hoặc dung nạp glucose (IGT) trên 1 xét nghiệm trước đó.

 

- Có điều kiền khác liên quan đến đề kháng insulin, như béo phì hoặc acanthosis nigrcans

 

- Bệnh tim mạch

 

Nếu các kết quả xét nghiệm là bình thường, kiểm tra phải được lặp đi lặp lại ít nhất 3 năm 1 lần. Xét nghiệm là rất quan trọng để chuẩn đoán sớm. Bắt đầu người bị tiền tiểu đường cho người ta có thời gian thay đổi lối sống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Nên đến các cơ sở y tế bệnh viện phòng khám có thể được kiểm tra xét nghiệm thường xuyên hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu để tránh tình trạng rủi ro.

 

Ngoài trọng lượng, vị trí của chất béo dư thừa trên cơ thể có thể là quan trọng gây nên bệnh tiểu đường. Một vòng eo lý tưởng cỡ 40 inch trở lên đối với nam và 35 inch trở lên đối với nữ là có liên quan đến đề kháng insulin và làm tăng nguy cơ của 1 người bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này đúng ngay cả chỉ số BMI của 1 người nằm trong giới hạn bình thường.

 

Làm thế nào để đo eo vòng bụng cho đúng?

 

Đo từ thắt lưng trở lên

 

- Sử dụng thước dây để đo

 

- Không quấn quá sâu vào da và vừa ôm trọn vòng bụng

- Thư giãn thở ra đều đặn khi đo

 

Description: Đo vòng bụng giúp xác định nguy cơ bệnh tiểu đường

Đo vòng bụng giúp tránh nguy cơ tiểu đường khi xác định bị béo bụng

 

Đo chỉ số BMI (Body Mass Index)

 

Chỉ số đo cơ thể là 1 phép đo trọng lượng cơ thể so với chiều cao. Người lớn tuổi từ 20 tuổi trở lên có thể làm theo các bước dưới đây bằng cách sử dụng biểu đồ chỉ số BMI để tìm hiểu xem họ có trọng lượng bình thường, thừa cân, béo phì hoặc:

 

- Có thể thấy cột chiều cao của mình bên trái

 

- Di chuyển các số đo gần nhất với trọng lượng đã đã qua cân sức khỏe y tế

 

- Sau đó, nên kiểm tra số ở đầu cột

 

Số đầu cột là BMI. Những chỉ số hiển thị BMI cho biết người d91o có trọng lượng bình thường, thừa cân hoặc béo phì. Những người thừa cân hoặc béo phì nên xem xét kiểm tra sức khỏe với bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng để giảm cân để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.

 

Biểu đồ chỉ số BMI có những hạn chế nhất định. Biểu đồ có thể đánh giá quá cao mỡ trong cơ thể trong các vận động viên và những người có cơ bắp được rèn luyện và đánh giá ít chất béo trong cơ thể ở những người lớn tuổi và mất cơ bắp. BMI cho trẻ em và thiếu niên phải được xác định dựa trên độ tuổi và giới tính, them chiều cao và trọng lượng.

 

Bảng BMI cho phép xác định trọng lượng cơ thể:

Bảng BMI theo dõi thể trọng cơ thể

 

Bảng BMI theo dõi độ béo cơ thể

 

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Hội chứng chuyển hóa, còn gọi là hội chứng kháng insulin, 1 một nhóm các đặc điểm và điều kiện y tế liên quan đến thừa cân và béo phì mà đặt người bệnh có nguy cơ cho cả bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại tuýp 2. Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa như sự hiện diện của bất kỳ 3 điều kiện sau đây:

- Vòng eo có kích thước lớn hơn 40 inch đối với nam và 35 inch đối với nữ

- Trilycerides cao trong mức độ chất béo trung tính trong máu là 150 mg/dL hoặc cao hơn, hoặc dùng thuốc cho mức đột chất béo trung tính cao.

- Mức độ bất thường của cholesterol trong máu HDL, hay cholesterol tốt dưới mức 40 mg/dL đối với nam và 50 mg/dL đối với phụ nữ, hoặc dùng thuốc cho HDL thấp.

- Mức độ áp suất cao huyết áp 130/85 hoặc cao hơn, hoặc dùng thuốc cao huyết áp

- Đường huyết trong máu cao hơn bình thường 100 mg/dL hoặc cao hơn, hoặc dùng thuốc nhưng có lượng đường trong máu cao.

 

Ngoài bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa có liên quan đến các rối loạn sức khỏe sau đây:

- Bệnh béo phì

- Bệnh tim mạch

- PCOS

- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

- Bệnh thận mãn tính

 

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có rối loạn này là có sức đề kháng insulin, và một số người có sức đề kháng insulin mà không nhận được những rối loạn này.

 

Những người béo phì hoặc những người có hội chứng chuyển hóa, đề kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, hoặc tiền tiểu đường cũng thường có mực độ thấp viêm khắp cơ thể và đông máu khuyết tật làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông trong động mạch. Những điều kiện này góp phần tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

 

Làm thế nào chuẩn đoán đề kháng insulin và bệnh tiền tiểu đường?

Các xét nghiệm tại bệnh viện xác định được một người có tiền tiểu đường, nhưng họ thường không kiểm tra đặc biệt cho sự đề kháng insulin. Kháng insulin có thể được đánh  giá bằng cách đo mức độ insulin trong máu.

 

Tuy nhiên, việc kiểm tra đo lường chính xác nhất bởi tình trạng kháng insulin, được gọi là kẹp euglycemic, là quá tốn kém và phức tạm được sử dụng trong các trung tâm xét nghiệm của các bệnh viện lớn. Kẹp là một công cụ nghiên cứu được sử dụng bởi các nhà khoa học để tìm hiểu thêm về chuyển hóa glucose. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân tiểu đường thì chắc có kháng insulin có khả năng nhất

 

Các xét nghiệm máu cho kết quả tiểu đường

Tất cả các xét nghiệm máu liên quan đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện và mẫu đã được phân tích bởi các bác sĩ. Phân tích xét nghiệm là cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác. Glucose đo được sử dụng trong phòng xét nghiệm hoặc các máy đo đường huyết cá nhân (có thể không đủ chính xác 100% nhưng có thể nói nó là 1 phương thức xác định trị số đường huyết nhanh của lượng đường trong máu cao).

 

Đường huyết nên kiểm tra trong lúc đói và không ăn gì trong ít nhất 8 giờ và thử tin cậy nhất vào buổi sáng. Mức đường huyết lúc đói từ 100-125 mg/dL cho người tiền tiểu đường.

 

Đường huyết kiểm tra trong lúc đói ít nhất 8 giờ và sau đó cho uống 1 chất lỏng ngọt bởi bệnh viện và thử đường thì kết quả thử nghiệm này gọi là rối loạn. Mức đường huyết trong khoảng 140-199 mg/dL cho tiền tiểu đường.

 

Bảng liệt kê sau đây xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh tiền tiểu đường

Test máu để kiểm tra tiểu đường và kháng insulin

Không bị tiểu đường:

Lúc đói dưới 8 h đường huyết dưới 99 mg/dL lúc ăn no lúc 2 h là dưới 139 mg/dL

Bị tiền tiểu đường:

Lúc đói dưới 8 h đường huyết 100-125 mg/dL lúc ăn no lúc 2 h là 140-199 mg/dL

Bị tiểu đường tuýp 2:

Lúc đói dưới 8 h đường huyết >126 mg/dL lúc ăn no lúc 2 h là trên 200 mg/dL

 

Đề kháng insulin và bệnh tiền tiểu đường có thể được đảo ngược?

Có thể. Nếu hoạt động thể chất và giảm cân giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn insulin. Một thí nghiệm của chương trình phòng chống bệnh tiểu đường của Mỹ (DPP) nghiên cứu 3.234 người có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường chứng minh rằng: những người có tiền tiểu đường có thể ngăn ngừa hoặc duy trì hoãn bệnh tiểu đường nếu họ giảm chất béo, giảm năng lượng tiêu thụ calo anh hàng ngày, hoạt động thể chất ít nhất (đi bộ 30 phút mỗi ngày), 5 ngày 1 tuần.

 

Thay đổi lối sống, giảm cân, giảm ăn béo, thức ăn nhanh, thức uống có gas, tiêu thụ ít calo năng lượng, ăn ít protein, thường xuyên vận động ít nhất 30 phút 1 ngày là có thể giảm nguy cơ và thậm chí làm chậm nguy cơ bị tiểu đường.

 

Xét về kết quả lâu dài:

Các chương trình phòng chống bệnh tiểu đường chỉ ra rằng những lợi ích của việc giảm cân ăn kiêng và siêng hoạt động thể chất có thể kéo dài 10 năm cho bệnh tiền tiểu đường:

 

Những người trong nhóm xét nghiệm này cho thấy:

- Thay đổi lối sống giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường 34%

- Thay đổi lối sống ở lứa tuổi 60 trở lên có lợi ích lớn hơn, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển 49%

- Thay đổi lối sống cũng làm cho ít bệnh tim, giảm bệnh mạch máu, bao gồm huyết áp thấp và giảm trilyceride mặc dù họ đã dùng thuốc để kiểm soát nguy cơ bệnh tim.

 

- Những người dùng metformin làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 18%

 

Kiểm soát trọng lượng và thay đổi lối sống là cách thức tạo ra phần thưởng sức khỏe lâu dài bằng cách hạ nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 và giảm đường trong máu và giảm các nguy cơ yếu tố bệnh tim mạch.

 

Ăn uống và chế độ dinh dưỡng:

Áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh có thể cải thiện trọng lượng và đảo ngược kháng insulin. Sử dụng các biện pháp giảm cân và giữ trọng lượng cơ thể ổn định nhất.

 

Nên ăn ít chất éo, thực phẩm tươi sống, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường hoạt động thể chất. Loại bỏ các thói quen xấu như ăn quá nhiều đạm, húp súp trong các món bún, phở, hủ tiếu, không nêm nếm quá mặn hoặc thói quen chấm thêm nước mắm.

Bổ sung lượng vitamin D cần thiết hàng ngày:

- Nghững người dưới 70 tuổi yêu cầu 600 đơn vị quốc tế (IU)

- Người trong độ tuổi 71 trở lên yêu cầu nhiều như 800 IU

Nhưng không dùng quá 4.000 IU vitamin D mỗi ngày.

 

Hoạt động thể chất:

Hoạt động thể chất thường xuyên đã khắc phục 1 số yếu tố nguy cơ cùng 1 lúc. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cho cơ thể sử dụng insulin đúng cách.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp 1 người:

- Giảm cân

- Giảm lượng đường huyết trong máu

- Kiểm soát huyết áp

- Mức độ kiểm soát cholesterol tốt hơn.

Nên hoạt động thể lực 30 phút 1 ngày, 5 ngày trong 1 tuần, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. Đi bộ bước nhanh chân là hoạt động thể chất tốt nhất.

Khi đó, những người siêng năng hoạt động như thế này sẽ có nhóm cơ lớ hơn, tim đập nhanh hơn giúp các hoạt động này tăng cường cơ bắp.

Không hút thuốc cũng là biện pháp tốt và nếu còn hút thuốc nên từ bỏ sớm khi phát hiện mình bị tiểu đường

 

DỤNG CỤ Y KHOA KIM MINH

(Đọc sưu tầm lược dịch)

 


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008