Nếu bạn có 8 triệu chứng sau, thì bạn có thể bị dính tiểu đường, hãy cố gắng thay đổi lối sống, cách ăn uống, giảm bia rượu để ngừa tiểu đường và tránh các căn bệnh biến chứng đi theo nó.
Dù là bạn trẻ tuổi hay đã lớn tuổi nếu không tìm hiểu về bệnh tiểu đường cặn kẽ có thể bạn sẽ mắc phải căn bệnh này. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa do lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều chất béo, ăn quá mặn, uống quá nhiều bia rượu. Thêm vào đó là không tập thể dục thường xuyên sẽ gây ra hậu quả. Mà bạn biết đó, căn bệnh này hiện nay không có thuốc đặc trị để chữa dứt mà chỉ uống cầm chừng, giúp hạ và ổn định đường huyết mà thôi.
- Khác nước và tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rất nhiều và nước màu trắng
- Sụt cân nhanh chóng (mất khoảng 10% trọng lượng cơ thể).
- Không ngủ được, trằn trọc, mệt mỏi và dễ sinh cáo gắt.
- Không ngừng thèm ngọt và muốn uống nước nhiều để bù lại lượng nước đã mất đi. Trong đó đổ mồ hôi đầu rất nhiều.
- Nếu bị vết thương thì dể viêm nhiễm, lâu lành, vết thương khi lành thì không đỏ mà chuyển sang màu bầm tím.
- Nhiễm trùng nấm men.
- Mắt nhìn rất là mờ: nếu nhìn khoảng cách từ 2m để xem tivi thì dòng chữ nhỏ bên dưới không thể nhìn thấy rõ. Trong khi đó, nếu bạn chạy xe ngoài đường thì bản số xe ở trước mặt cách 4m cũng không nhìn rõ được.
- Cảm giác của bạn khi lái xe giống như người say rượu, hoặc uống thuốc trị cảm cúm, có cảm giác lâng lâng, quay tròng khoảng thể điều kiển dễ dàng, hoặc lý trí bạn không còn ổn định như trước.
- Tay chân của bạn rất mỏi, có cảm giác nhột nhạt như kiến bò hoặc bị tê cứng: là do rối loạn chuyển hóa giữa thức ăn tạo ra năng lượng và bù đắp vào dưỡng chất đã mất.
1. Tập thể dục:
Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày và 5 buổi/tuần sẽ hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường. Điều này giúp lượng thức ăn nhanh chống được chuyển hóa thằng năng lượng và đưa vào nhanh mô tế bào tạo ra cơ bắp của cơ thể. Nếu bạn càng vận động, thì nhu cầu lượng đường glucose được chuyển hóa càng nhanh, không còn tồn tại trong máu và do đó khả năng đáp ứng insulin cần thiết trong ngày để trung hòa lượng thức ăn của chúng ta đồng đều trở lại.
Hãy cố gắng đi bộ nhanh, tập bơi, đi xe đạp, cầu lông, chạy bộ là những phương pháp vận động đơn giãn nhưng tiêu thụ nhiều calo và chuyển hóa glucose trong máu nhanh nhất.
2. Kiểm soát cân nặng
Bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 liên quan đến béo phì và thừa cân. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin trong tế bào beta tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ra82ngg, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 được giảm nguy cơ thấp nhất và giảm đi một nữa.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Nếu cơ thể bạn đã được giữ số ký theo phương pháp đo BMI. Nếu bạn ăn quá nhiều đường và thực phẩm đã chế biến sẵn, bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao vì cơ thể tích tụ nhiều chất carbohydrates là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa tiết ra insulin của bata tụy. Chế độ ít đường, thực phẩm ít glucose giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám, chúng sẽ giúp chúng ta no lâu, bởi thực phẩm này cần thời gian cho để tiêu hóa và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.
- Hãy có gắng tiêu thụ nhiều rau củ quả tươi giúp tăng lượng chất xơ khi chúng ta ăn uống. Điều này sẽ làm giảm sự điều tiết từ tụy tạo ra insulin để trung hòa glucose quá nhiều nếu bạn không ăn rau củ.
- Hạn chế bia rượu, là nguyên nhân gây mỡ máu, gan nhiễm mỡ, làm rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bạn biết đó, rõ ràng là uống nhiều bia rượu hiện nay cũng là một nguyên nhân cao gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện nay tại VN.
- Khi sử dụng nước uống, không nên sử dụng quá nhiều các loại nước đóng lon sẵn hoặc đã được đóng chai có gas và đường hóa học. Hãy uống bằng nước tinh khiết hàng ngày sẽ giúp cho bạn giảm thiểu nguy cơ tiểu đường cao.
- Hãy tăng cường các loại hạt giàu ma giê và kali vì chúng có nguy cơ làm giảm bệnh tiểu đường của bạn như gạo lức, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu hà lan, hạt hướng dương, chuối. Không tiêu thụ các loại quả như sầu riêng, nhãn,... có hàm lượng đường cao.
4. Giảm căng thẳng:
Tình trạng căng thẳng (về cảm xúc, thể chấy hay tinh thần) là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ rối loạn chuyển hóa chuyển thành bệnh tiền tiểu đường. Vì tâm trạng căn thẳng làm cho tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, gây ra sự mất cân bằng insulin của tế bào beta trong tụy tiết ra. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo có được giấc ngủ tốt.
5. Khám bệnh định kỳ
Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của bạn nhiều hơn thì trong một năm, bạn nên khám sức khỏe từ 1 đến 2 lần. Khám tổng quá là một cách kiểm soát bệnh tiểu đường và các bệnh khác một cách hiệu quả. Khi có sự biến chuyển sinh hóa trong cơ thể, các xét nghiệm sẽ có kết quả rõ ràng hơn vì vậy nguy cơ mắc bệnh là được kiểm soát giúp chúng ta điều chỉnh lại lối sống, vận động, ăn uống một cách hợp lý nhất.
Trong đó, quan trọng nhất nếu bạn biết rằng mình đang có nguy cơ bệnh tiểu đường và muốn kiểm soát nó, tốt nhất là bạn nên có một máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra và sử dụng các biện pháp can thiệp kịp thời giúp cho các biến chứng không đáng có gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Đọc thêm: Bệnh tiền tiểu đường là gì | Chữa bệnh tê tay chân của bệnh tiểu đường hiệu quả
Y KHOA KIM MINH
(theo báo vietnamnet)