1 2 3

Cách chăm sóc người bệnh mất trí nhớ trên giường

Vệ sinh chăm sóc cho người già, người bệnh bình thường đã khó, vệ sinh một người đang bị mất trí nhớ (Alzheimer) càng khó khăn hơn. Những thao tác chăm sóc người bệnh thuần thục, dứt khoát cùng với tình thương yêu người bệnh giúp họ trở nên gần gủi và giảm bớt căn bệnh này dễ dàng hơn.


Cách chăm sóc người bệnh mất trí nhớ trên giường

Bệnh nhân nằm liệt giường phụ thuộc vào người chăm sóc để thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thay đổi quần áo, và phải được kiểm soát những tình huống phát sinh từ người bệnh để bảo vệ sức khỏe của họ thật đặc biệt.

 

Đặc biệt là những bệnh nhân mất trí nhớ -Alzheimer lại là một thái độ kiện nhẫn, bao dung bác ái và có sự đảm bảo cần thiết từ những người chăm sóc bệnh nhân vì người bệnh có sự nhầm lẫn, sợ hãi, hoặc kháng lại.

 

Nếu bệnh nhân không thể tham gia vào mặc quần áo, tắm rửa, uống thuốc,... do sự hỗ trợ từ người chăm sóc bệnh thì phải biết ngăn ngừa thương tính cho người bệnh hoặc cho người chăm sóc.

 

Sau đây là một số hướng dẫn để chúng ta chăm sóc người bệnh mất trí nhớ - Alzheimer - tốt hơn.

 

1. Thu thập tất cả đồ lót và quần áo cần thiết và đặt tại một vị trí dễ dàng lấy trước khi cởi quần áo bệnh nhân. Sắp xếp theo thứ tự quần áo trước khi xếp vào chỗ cất giữ. Ví dụ: Đồ lót -để trên đầu tiên - kế đến là quần ngắn, quần dài để ở ngăn quần. Tiếp theo là áo lót để ở trên áo ngực để ở trên áo thun hoặc áo sơ mi ở một ngăn tủ khác.

 

2. Đảm bảo sự riêng tư của bệnh nhân bằng cách đóng rèm cửa và cửa ra vào

 

3. Đeo bao tay dùng một lần, nếu cần thiết

 

4. Điều chỉnh chiều cao của giường y tế (có thể chọn giường  theo chiều cao phù hợp với người bệnh, đồng thời có vay giường để chống ngã khi người bệnh ngủ). Nên để giường người bệnh đến ngang thắt lưng của bạn là hợp lý và không cần nâng đầu quá cao khi họ ngủ. Điều này sẽ giảm sự căng thẳng và cải thiện sự căng bằng (nên sử dụng giường y tế để dễ dàng vệ sinh cho người bệnh.

 

5. Nếu sử dụng giường y tế, bạn nên chọn giường thấp và chắc chắn, có đầy đủ dụng cụ chăm sóc và tắm rửa người bệnh như có cây truyền dịch (giăng mùng), có vây giường, có bánh xe, có bô vệ sinh. Và nên kiểm tra độ an toàn của một loại giường y tế trước khi mua và sử dụng.

 

6. Nâng cao đầu giường y tế ở tư thế ngồi, nếu không có chống chỉ định bởi điều kiện bệnh gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân

 

Chăm sóc người bệnh tận tâm giúp họ mau hồi phục bình thường

 

7. Loại bỏ nữa dưới của quần áo của bệnh nhân, bao gồm cả quần và lót. Cởi nút bấm phía trước, khóa hoặc kéo khóa. Hỗ trợ bệnh nah6n trong việc nâng cao hông (người chăm sóc thứ 2 có thể cần thiết cho việc này). Nếu bệnh nhân có thể, hướng dẫn họ hoặc mình làm thao tác uống cong đầu gối và nghiêng họ sang một bên vào lòng bạn để nâng cao hông. Người chăm sóc thứ 2 có thể loại bỏ quần và đồ lót bằng cách kéo dây thắt lưng và trượt quần xuống đầu gối bệnh nhân.và cuối cùng là quần lót được cởi ra. Trong khi đó người hỗ trợ thứ 2 có hể cởi cúc áo hoặc nếu người bệnh bị đột quỵ tai biến, họ sử dụng áo thun nên cởi bênh bị bất động trước, sau đó lật họ sang một bênh và cởi 1 phần áo ra, phần còn lại là lật người bệnh nghiêng sang một bên vào giúp họ hoàn tất lấy áo ra.

 

8. Nếu người bệnh sử dụng tả lót do họ tiểu tiện không tự chủ. Hỗ trợ bệnh nhân lăn sang một bên. Bạn đứng ở nơi trung tâm giường y tế gần bụng người bệnh, đặt một tay dưới lưng người bệnh và hơi uốn cong họ về phía bạn. Sau đó, lưng thẳng và đầu gối hơi cong khi hỗ trợ bệnh nhân. Bạn nhẹ nhàng cởi ngay thắt lưng miếng tả ra, sau đó nhẹ nhàng kéo xuống qua mông một chút. Sau đó lại lật lại người bệnh lại, bạn sang qua bên cạnh kia của giường y tế, cũng nhẹ nhàng lật lại người bệnh sang phía bạn và kéo nốt phần tả lót xuống ngay dưới mông. Bạn có thể dùng khăn giấy ướt bắt đầu vệ sinh vùng hậu môn và làm sạch vùng tiểu tiện của người bệnh.

 

Giường điện y tế GKM-01E1 Việt Nam

Ảnh: Giường điện y tế GKM-01E1 giúp hăm sóc người bệnh mất trí nhớ an toàn

 

9. Đối với trường hợp vệ sinh trên giường y tế, trước tiên bạn nên cởi quần người bệnh ra (nếu có mặc), sau đó dịch một miếng nệm ngay mông của người bệnh sang một bên, kéo miếng nắp bô inox ở dưới bô vệ sinh ra, vậy là bạn đã chuẩn bị một khoảng trống vừa đủ cho người bệnh đi vệ sinh an toàn. Nhưng trước tiên, bạn nên kiểm tra là bạn đã đặt bô vệ sinh dưới giường y tế hay không. Và trong bô vệ sinh, bạn nên đổ một ít nước để phần tiểu tiện không dính vào bô vệ sinh và không gây ra mùi khó chịu. Sau khi hoàn tất phần đi vệ sinh, bạn nên dùng khăn giấy ướt vệ sinh nốt phần còn lại nơi tiểu tiện của người bệnh. Đậy miếng inox che bô vệ sinh lại, lăn người bệnh qua một bên và đẩy miếng nệm ngay mông người bệnh về đúng vị trí.

 

10. Thay quần áo cho người bệnh một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng cách đặt một chân bệnh nhân qua các lỗ quần. Lỗ quần là bạn săn 2 chân quần lên mức hết cỡ, sau đó loàng từng chân người bệnh qua từng ống quần dễ dàng hơn và nhanh hơn. Khi quần đến đầu gối, cong chân họ lại sau đó trượt quần xuống qua đầu gối và đến mông. Bạn nhẹ nhàng xoay mông của họ về một phía của bạn, đầy lưng quần lên đúng thắt lưng, sau đó lăn người bệnh qua hướng đối diện với bạn, cũng kéo lưng quần lên và nhẹ nhàng điều chỉnh quần cài khuya nút và kéo dây đai kéo quần. Đặt người bệnh nằm ngay ngắn và duỗi quần xuống ngay thẳng với chân người bệnh.

 

11. Làm cách nào thay áo bệnh nhân

Cởi bỏ nữa trên cúc áo của người bệnh (ví dụ như áo sơ mi, áo thun, áo ngực), sau đó nhẹ nhàng nâng đầu người bệnh và lật họ hướng về phía bạn, dùng cánh tay phí trên cởi tay áo ra sau đó lật người bệnh nằm quay đầu và kéo lưng họ về phía đối diện bạn, tiếp tục cởi phần tay áo ra khỏi tay của họ. Sau đó bạn có thể kéo áo của họ ra dễ dàng và lận họ nằm thẳng lại. Bạn nên lưu ý rằng, bạn có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu bạn quay đầu người bệnh cao 1 góc 15 độ của giường y tế giúp tao tác của bạn dể dàng.

 

12. Mặc áo vào cho người bệnh. Nếu là áo thun, bạn nên choàng cổ áo qua đầu người bệnh trước, Sau đó bạn lật người bệnh sang một bên, xoắn tay áo và cho vào tay người bệnh, sau đó bạn lật lại người bệnh ở chiều đối diện, cho tay áo vào tay còn lại của người bệnh, vuốt nhẹ phần lưng áo xuống và lật họ trở lại để bạn hoàn thành xong phần mặc áo. Trong trường hợp mặc áo sơ min, Bạn lại phải mặc tay áo vào trước, từng tay áo làm theo động tác vừa chỉ ở trên và cuối cùng bạn vuốt thẳng áo và cài nút, sửa cổ áo.

 

13. Trong trường hợp bạn có đi với cho người bệnh, bạn có thể chọn loại vớ ngắn, mềm và chọn loại vớ giúp giảm áp lực bó lên chân người bệnh giúp máu lưu thông dễ dàng. Khi thay vớ cũ ra, bạn nên làm vệ sinh với nước ấm, massage bằng tay hoặc bằng máy giúp cơ thể người bệnh tăng cường hoạt động lưu thông máu trở lại.

 

14. Nếu bạn có sử dụng nệm chống loét giúp cho lưng bớt áp lực tì đè là nguyên nhân gây ra các vết loét nếu người bệnh không tự chủ hoặc nằm liệt giường. Bạn có thể rút ống thông hơi nối máy với nệm ra, lật người bệnh sang bên, vệ sinh bằng một miếng vải thấm nước nhưng vắt khô, lau sạch có thể bằng nước vệ sinh sát khuẩn để làm sạch tấm nệm chống loét. Sau đó bạn đổi chiều người bệnh bằng cách lật nghiêng phần đối diện với bạn, vệ sinh phần còn lại của tấm nệm chống loét. Sau đó, bạn có thể đặt người bệnh nằm ngay ngắn, gắng dây hơi từ máy vào nệm chống loét và bật máy để bơm hơi. Nệm tự động nâng người bệnh dễ dàng không cần phải nhất người bệnh xuống.

 

15. Nếu người bệnh có đeo găng tay, bạn nên loại bỏ cái găng đã mang củ và thay vào loại găng mới. Nên sử dụng loại găng tay mềm và không bó chặt vào tay.

 

Gợi ý cho bạn

Bạn nên thiết lập một thói quen tắm rửa vệ sinh và mặc quần áo người bệnh cùng một lúc mỗi ngày. Chọn một thời gian thích hợp khi người bệnh nói chung là bình tĩnh và dễ chịu vì vậy đó là kinh nghiệm ít gây nhầm lẫn hoặc đáng sợ vì người bệnh không biết chúng ta đang làm những gì đối với cơ thể họ.

 

Y KHOA KIM MINH

 


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008