Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong máu và nhịp tim. Bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, suy hô hấp, COPD, tai biến đột quỵ, đau tim, suy thận,.. cần phải kiểm tra thường xuyên bằng máy SPO2. Máy kiểm tra nồng độ oxy trong máu SPO2 là cần thiết cho người bệnh tại nhà.
Oxy là nguồn cung cấp dưỡng khí quan trọng đối với cuộc sống con người. Đối với một người bình thường, chúng ta có thể thở và lọc oxy từ không khí trong lành thiên nhiên có nồng độ oxy tinh khiết là 21-24%, các loại khí còn lại bao gồm khí trơ nitor và các loại khí khác.
Nhưng một người có sức khỏe yếu hay bệnh thì mức độ không khí bình thường được đưa vào phổi để cung cấp qua động mạch phổi có lẽ không đủ, nguồn oxy quan trọng quý giá ngay phút này lại là nguồn oxy y tế được lấy qua máy lọc cho ra tinh khiết như bình oxy y tế hoặc máy tạo oxy loại 3 lít hay 5 lít tùy theo mức độ cần cung cấp dưỡng khí cho người bệnh.
Khi một người bệnh trong thể trạng yếu, đánh giá mức độ sức khỏe, sức hồi phục của họ qua 5 điều kiện căn bản: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở và dấu hiệu sinh tồn cuối cùng thứ năm đó là nồng độ oxy trong máu SPO2.
Dấu hiệu sinh tồn là những con số được đo bằng các thiết bị y tế từ căn bản đến hiện đai với điều kiện kỹ thuật khác nhau để nhẩm tính đáng da những chức năng cơ bản của cơ thể sống. Bạn nên biết rằng, dấu hiệu sinh tồn là thứ không thể thiếu trong hồ sơ bệnh án và khi tiến trình này được kiểm tra kỹ lưỡng khi có bất cứ vấn đề nào đến bệnh nhân.
Trước đây, chỉ có 4 dấu hiệu để đánh giá dấu hiện sinh tồn của người bệnh như: mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Với sự phát triển vượt bật của kỹ thuật khoa học hiện đại và đặc biệt là trong ngành y khoa, người ta đã cho ra đời một loại phương pháp xác định chính xác dấu hiệu sinh tồn mới, đó là cách đo nồng độ oxy hòa tan trong máu SPO2.
Oxy là cần thiết để tái tạo hồng cầu trong máu khi chúng ta hít thở nguồn không khí thiên nhiên vào phổi thì máu chủ yếu chỉ giữ lại oxy qua các túi phế quản để đưa vào động mạch phổi. Từ đó trung hòa vào nguồn máu cho chuẩn bị bơm máu qua tim đi qua các động mạch chủ, tĩnh mạch và mao mạch.
Máu là thành phần quan trọng nhất có trong máu là Hemoglobine (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp các bộ phận trong cơ thể để tái tạo sự sống các tế bào. Sự vận chuyển đó xảy ra khi Hb kết hợp với oxy chuyển thành HbO2
Khi đó, tỷ lệ hỗn hợp HbO2 (HbO2 + Hb) được gọi là độ bão hòa oxy trong máu SPO2 hay được gọi là tỷ lệ phần trăm Hemoglobine của máu khi kết hợp với oxy.
Trước năm 1970, người ta dựa vào phân tính SPO2 bằng kỹ thuật đo HbO2 ở nơi dái tai với đầu dò ánh sáng đỏ (660nm) và ánh sáng tím (940nm) xuyen qua đó nhằm mục đích kiễm tra đo HbO2 trong các mao quản nhỏ nơi này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là kết quả cho ra không thật sự chính xác bởi ảnh hưởng của sắc tố da và ánh sáng môi trường,.. nó không phân biệt rõ HbO2 nào là của động mạch và HbO2 nào là của tĩnh mạch.
Ngày nay, người ta đã phát minh cách đo chuẩn xác HbO2 dựa vào mạch đập và kiểm tra tỷ lệ % oxy trong máu (Pulse Oximetry).
Điểm đặc biệt của máy đo nồng độ oxy SPO2 dựa vào mạch đập là bộ phận tiếp nhận ánh sáng chỉ nhận các sóng ánh sáng có cường độ dao động. Đầu dò của nó sẽ đặt quanh ngón tay. Điều này cho phép máy đo nồng độ oxy làm giảm hoặc loại bỏ những sai sót tạo nên những cấu trúc không có của mạch đập như mô: mô liên kết và tĩnh mạch.
Những thực nghiệm thực tế sau ki sử dụng cho một bệnh nhân nhiều lần bằng máy đo nồng độ oxy trong máu cho thấy không có sự chênh lệch giữa các chỉ số đo khi đo. Độ bão hòa oxy trong máu đo dựa vào mạch đập (SPO2) chỉ thấp hơn thực tế trong máu khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế (SaO2). Điều này chứng tỏ rằng máy đo nồng độ SPO2 trong máu có mức độ tin cậy cao.
Nhờ máy đo nồng độ oxy hòa tan trong máu SPO2 loại kẹp tay này đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân trong trường hợp họ không thể tự tiếp nhận dưỡng khí oxy từ thiên nhiên hoặc phải nhờ máy tạo oxy hoặc bình oxy y tế bơm oxy trực tiếp vào khí quản hoặc trong trường hợp nhẹ hơn là cho người bệnh tiếp nhập oxy qua dây thở oxy.
Máy theo dõi nồng độ oxy trong máu SPO2: người lớn - trẻ em - trẻ sơ sinh
- Phát hiện giảm lưu thông không khí: những người bị hen suyễn, COPD, đột quỵ tai biến cần phải sử dụng để đo nồng độ oxy hoa tan trong máu ở những trường hợp khó thở, choáng váng, tím môi, tay chân, lên cơn ho như cảm thấy ngợp tim.
- Huyết áp thấp: Đa số những người có chỉ số huyết áp thấp đều có mạch máu không bình thường. Do đó sự lưu thông máu có khi chỉ có áp lựa máu lên động mạch giảm thấp đến 30mmHg. Điều này cho thấy họ có những triệu chứng như lạnh tay chân, đổ mồ hôi hột trên trán và lưng, nói sảng, buồn nôn. Huyết áp thấp đường xem thường nó, hãy kiểm tra bằng máy SPO2 loại cá nhân kẹp ngón tay để xác định nồng độ oxy trong máu và nhịp tim nhanh chóng.
- Ngộ độc Carbonnic CO: Khí CO thường có trong hầm mỏ, các thợ hàn xì trong bồn téc, đốt than tổ ong, ngộp nước hồ bơi,.. Ngộ độc khí carbonic dễ gây tổn thương mô thần kinh não và các giác quan trong cơ thể. Do đó, dựa vào máy đo nồng độ oxy trong máu loại kẹp tay SPO2 có thể kiểm tra nhanh chóng tình trạng hòa tan oxy trong máu cũng như nhịp tim.
- Bệnh thiếu máu: rõ ràng là thiếu máu tức là Hemoglobine trong máu giảm thấy hơn bình thường. Thiếu máu nghiêm trọng gây ra những biến chứng tai hại cho hệ tuần hoàn máu và các bộ phận khác trong cơ thể. Một số người bệnh cần phải kiểm tra tình trạng nhịp tim và nồng độ hòa tan oxy trong máu thường xuyên tại gia đình bằng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2.
Khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến nhịp tim bất thường đồng thời chỉ số SPO2 trong máu thấp có nghĩa là người bệnh cần phả được can thiệp nhanh nhờ đó có thể cứu sống họ nếu trong những tình huống xấu nhất.
Hiện nay, máy đo nồng độ oxy hòa tan trong máu chưa được chú trọng nhiều nhưng những người đang có những bệnh: thiếu máu, suy thận, suy hô hấp, COPD, suy tim, bệnh đau tim (nhồi máu cơ tim trong giai đoạn phục hồi), mở nội khí quản, huyết áp thấp,... cần phải có một máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 trong gia đình nhằm kiểm tra nhanh để phán đoán xem liệu có nên đưa người bệnh vào ngay trong bệnh viện hay không.
Tìm hiểu thêm các máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2
Y KHOA KIM MINH