1 2 3

Cách chống loét cho người bị đột quỵ tai biến

Vết loét nhanh chống hình thành ở người tai biến đột quỵ là do họ nằm liệt một chỗ không thể tự cử động và trở người. Nệm chống loét và miếng dán chống loét giúp hồi phục nhanh.


Cách chống loét cho người bị đột quỵ tai biến

Làm cách nào chống loét cho người bị đột quỵ tai biến? Đây là câu hỏi và cần có câu trả lời giúp cho người đang nằm một chỗ có thể chống chọi lại vết loét gây ra trong vòng 3 ngày.

 

Chăm sóc một người già đau yếu đã khó nhưng chăm sóc một người đang bị tai biến đột quỵ càng khó gấp trăm lần. Làm cách nào một người có thể chăm sóc tốt cho họ, đó là điều cần phải biết giúp cho người bệnh có cơ may phục hồi tinh thần, thể trạng và đặc biệt là chống loét một cách hiệu quả nhất.

 

Tìm hiểu nguyên nhân của tắt nghẽn máu gây ra cơn đột quỵ tai biến

Tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì vậy cần chăm sóc người bệnh đột quỵ để giảm nhẹ nguy cơ tử vong, lưu ý dinh dưỡng và chống loét cho họ là điều cần thiết.

 

Đột quỵ là một chứng lâm sàng, được đặc trưng bởi sự mất chức năng của não cấp tính kéo dài từ 2-4 giờ hoặc có thể sớm hơn dẫn đến tử vong.

 

Cơn đột quỵ gồm nhồi máu não (do tắc nghẽn động mạch cảnh) và xuất huyết não (do chảy máu ở tổ chức não - thùy não). Cơn đột quỵ thường xuất hiện các triệu chứng kèm theo trước tiên như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, không ý thức, rối loạn tri giác (nặng có thể dẫn đến hôn mê ngay), liệt nữa người, không phát âm và nói được.

 

Làm cách nào để chăm sóc người bị đột quỵ tai biến?

Trước tiên, phải cho người bệnh nằm ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt và tối. Giường y tế không được kê quá sát tường và nên để trống xung quanh để tiện cho việc lăn và trở mình bệnh nhân.

 

Về dinh dưỡng, nên cho người bệnh khẩu phần ăn hợp lý với 3-4 cữ/ngày, mỗi bữa khoảng 500ml dinh dưỡng xay nhuyễn.

 

Trong thời gian đầu người bệnh không tự ăn được phải cho ăn qua túi thức ăn: Thành phần ăn thường ngày có đủ món bao gồm, khoai tây, cháo đặc, thị nạc xây nhuyễn, giá, rau ngót, hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho người bệnh. Có thể thêm 1-2 muỗng dầu thực vật vào khẩu phần ăn. sau một thời gian có thể tập cho người bệnh ăn qua đường miệng.

 

Với những người bệnh đang trong thời gian hồi phục và đã ăn được thì nên chọn những món ăn hợp với khẩu vị họ trước đây. Chú ý người bệnh nên ăn từ từ, tránh ép cho người bệnh ăn nhanh vì điều này có thể làm nghẹn, sặc rất là nguy hiểm.

 

Những người bệnh có thêm bệnh lý như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu (triglyceride cao) cần phải ăn theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

 

Giường điện y tế GKM-01E1 sản xuất bởi Y Khoa Kim Minh

Giường điện y tế Việt Nam GKM-01E1 được sản xuất tại Việt Nam

 

Chăm sóc người bệnh chống loét

Hầu như những người bị bệnh đột quỵ tai biến đều không thể tự mình trở thân thể cũng như họ ý thức được để có thể xoay trở cơ thể họ. Nguyên nhân đột quỵ tai biến là hôn mê và thường bất động toàn thân. Chính vì cơ thể nằm bất động một chỗ dễ gây ra các vết loét vùng xương chậu, vùng lưng ngay vai và đỉnh đầu nhanh trong vòng trên hoặc dưới 1 tuần kể từ khi họ phát cơn đột quỵ.

 

Các vết loét thường ở những chỗ đã nêu trên là do phần tì đè của cả thân thể. Để tránh những vết loét nghiêm trọng ảnh hưởng sâu rộng đến cơ thể thì việc chống loét là phải dùng đến nệm chống loét. Nếu bị loét thì việc điều trị rất khó khăn và phức tạp, thậm chí người bệnh có thể tử vong do nhiễm trùng huyết hoặc quá suy kiệt.

 

Để phòng ngừa các vết loét gây ra cho người bệnh, một biện pháp có thể thực hiện bằng cách cho người bệnh nằm trên một nệm chống loét (tránh nằm nệm nước vì nằm nệm nước gây ra các vết loét nhanh hơn do trời nóng và dễ làm cho bệnh nhân viêm phổi và nhiễm trùng phổi nặng hợn khi gặp trời lạnh). Nệm chống loét luôn giữ nhiệt độ 27-38 độ C và có thể đảo chiều các múi nệm giúp cho họ có thể đỡ tê mỏi cơ thể.

 

Hàng ngày, có thể xoa bóp ở vùng thường xuyên bị tì đè, tuy nhiên không nên xoa bóp mạnh gây trượt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh nguy cơ co cứng cơ, và giúp lưu thông tuần hoàn máu, trong đó túi chườm điện nóng lạnh đa năng có thể giúp hâm nóng vùng vùng liệt giúp cho máu lưu thông dễ dàng.

 

Giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tì đè nhiều bằng cách: hàng ngày nên lau bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch, nhất là sau khi đi đại tiểu tiện. Khi lau tránh gây trầy xướt vùng da nơi ấy, không nên bôi bất cứ loại mỡ hay rắc bột kháng sinh gây hạn chế hô hấp của da và càng gây ẩm dễ dàng sinh ra các vết loét.

 

Hàng ngày, nên kiểm tra vùng da đang bị tì đè (vùng mông ngay xương chậu, vùng giữa lưng, vùng sau vai, đầu, gót chân, bắp chân sau) để sớm phát hiện ra các vết loét gây ngứa, đau bằng những dấu hiệu như da đỏ, tím để phát hiện kịp thời điều trị.

 

Khi phát hiện ra các vết loét thì phải sử dụng ngay miếng dán chống loét để điều trị nhanh kịp thời. Một loại miếng dán chống loét có thể nhanh chống giúp hút dịch và làm khô lành nhanh vết thươn trong vòng 7 ngày đến 2 tuần. Khi bị loét phải sử dụng thêm phao chống loét hoặc sử dụng kê gối,... giúp vết loét thông thoáng mau lành.

 

Trước khi dán miếng dán chống loét cho người bệnh, nê vệ  sinh bằng các nước sát trùng diệt khuẩn, lau khô vết thương loét và sử dụng miếng dán chống loét theo chỉ dẫn của người bán đắp lên vùng vết thương loét. Thời gian dán loét có thể lên đến 5 đến 7 ngày mà không phải tháo ra để vệ sinh vì miếng dán loét này có chế độ hút dịch và chất ion bạc triệt khuẩn hoàn toàn. Sau 4-5 ngày có thể thay bằng miếng dán chống loét khác giúp việc điều trị loét nhanh chóng.

 

đọc thêm: dụng cụ tập phục hồi tai biến / dưỡng chất cần thiết cho người bệnh

 

 Y KHOA KIM MINH


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
0933.455.388 - 0902.482.008