Nguyên nhân và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ là câu trả lời đầy đủ trong bài viết này giúp người đọc hiểu rõ hơn về trượt đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm cổ. Một căn bệnh đang ngày càng nhiều do ngồi văn phòng, có thể là đội nói bảo hiểm.
Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng nguy hại. Nếu biết phòng tránh và điều trị sớm, sẽ giúp sức khỏe cho chúng ta rất nhiều. Bệnh không chữa trị dứt mà chỉ phục hồi và cần điều trị dài lâu.
Tùy theo bệnh đau khớp xương từ C2 đến C8 mà mua dụng cụ kéo cột sống cổ an toàn và hiệu quả. Sau đau chúng tôi xin mạn phép đưa ra cách mua một dụng cụ kéo cổ phù hợp cho từng vùng đốt sống cổ bị tổn thương như sau:
- Nếu đau cột sống cổ ở đốt thứ C2 C3 C4, quý vị nên chọn loại đai kéo cột sống cổ hơi hoặc có thể mua loại ghế kéo cổ dạng ngồi.
- Nếu đau cột sống cổ ở đốt thứ C4-C5-C6-C7-C8: biểu hiện của nó là đau thốn buốt nơi bã vai chạy xuống cẳng tay, bàn tay mỏi đau nhứt, ảnh hưởng đến đau ngót tay út hoặc 2 ngón tay áp út thì không thể dùng đai kéo cổ hơi được mà phải dùng loại ghế kéo cổ.
Vì nếu sử dụng đai cổ hơi,phần đốt sống C1-C2-C3-C4 được đẩy giãn ra dễ dàng, nhưng phần dưới bắt đầu đốt sống C4-C5-C6-C7-C8 lại bị áp lực đè nén từ đai cột sống hơi tạo ra nó tạo một lực dồn tạo phản ứng ngược. Vì vậy, tùy theo phần đốt sống cổ bị tổn thương mà ta áp dụng phương pháp sử dụng kéo cổ điều trị nào là thích hợp.
Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc đòi hỏi phải cuối nhiều, ngửa nhiều, mang vác vật nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lấu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cột sống cổ, dẫn đến biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dần đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Đặc biệt là làm việc trên máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Mất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với vị trí đặt máy vi tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên chuyển động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Trong khi ngủ chỉ nằm 1-2 tư thế mà không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối nằm điều trị cột sống cổ hoặc gối cho người thoái hóa đốt sống cổ cần phải phù hợp và đúng. Không nên sử dụng gối kê bình thường khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ.
Các triệu chứng gây đau ở từng vùng từ cổ đến cánh tay có liên quan đến từng đốt sống cổ và đĩa đệm bị tổn thương.
Những người lài việc ở tư thế cúi đầu liên tục. Cử động nhiều ở đầu cổ, cường độ lao động cao (làm việc suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề). Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhấ là những người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ, thợ sơn, diễn viên xiếc...
Đây cũng là một bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao do thường xuyên phải ngồi một chổ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Người cao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao. Thoái hóa cột sống cổ xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50). Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ làm cột sống bị ảnh hưởng, các khớp có thể bị biến dạng, sưng gây đau, làm hạn chế vận động. Hội chứng thần kinh: đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy và hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh cũng có thể bị rối loại thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng tuần hoàn gây hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiểu năng sống nần (thiếu máu miền não sau) làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt..
Thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc cả 2 tay, gây hội chứng chèn ép tủy sống, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả 2 hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và một cánh tay hoặc cả 2 bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đàu, chóng mặt, hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đai lại khó khăng hoặc liệt không vận động được.
Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điề trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể, như thế rất nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho nên sau mỗi giờ làm việc cần phải được massage xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắn sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghĩ ngơi, hạn chế tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
Đối với những người làm công tác văn phòng, làm việc nhiều trên máy vi tíh, cần tạo lập những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập, hay vươn vai đơn giản là vậy, không ngồi lỳ trên máy vi tính trong thời gian dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống có khoa học. Lưới đệm tựa lưng là một trong những dụng cụ cơ bản giúp ích rất nhiều cho cột sống lưng và cổ.
Ngoài ra ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy vi tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17inches trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50-60cm là hợp lý và đặt màn hình dưới tầm mắt vào khoảng 10~20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
Kho ngồi gân nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai ngang bằng nhau. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Khi ngủ, hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm 1 đến 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cột sống. Không nên nằm sắp, bởi tư thế này khiến cho đốt sống cổ gập xuống rất dễ gây nên biến chứng thoái hóa đống sống cổ. Không nên nằm gối quá cao. Đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏn nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong. Riêng người bệnh đang bị thoái hóa đốt sống cổ tuyệt đối không được "vặn" hoặc "ấn cổ". Khi nằm, cần sử dụng gối với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi thấp cổ. Sử dụng gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ giúp đỡ họ rất nhiều trong giấc ngủ. Hoặc có thể sử dụng gối điều trị đốt sống cổ là một trong những phương pháp được áp dụng từ trước đến nay tại Châu âu.
- Thay đổi tư thế làm sai lệch như ngồi làm việc trước màn hình vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đống sống cổ. Hoặc vặn mình khi ngồi cảm thấy mỏi thường xuyên lẽ làm hỏng đĩa đệm đống sống lưng và làm sa trượt đĩa đệm.
- Không nên đội nặng trên đầu
- Không nên ngồi cuối gấp cổ quá lâu (xem ti vi, đọc sách báo), ngồi tàu xe đường dài cần có gối tựa cổ hoặc đầu và lưới đệm tựa lưng.
- Cần tập luyện thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp massage theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc các nhà vật lý trị liệu có chuyên môn cao
- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt tứ chi, không nên bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mạch, dây thần kinh vùng cổ mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác mà điều trị cụ thể.
Thoái hóa là quá trình theo tính qui luật do vật không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, dụng cụ kéo lưng cổ, các máy massage xung điện dán, máy trị liệu bó thuốc,.. Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời và khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Massage cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.
- Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó cả hai vai cùng lúc 10 lần.
- Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần.
- Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó. Tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, bổ sung các chất làm nhờn khớp (dầu cá omega-3). Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng ngừa, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ và lưng.
Ghế kéo cổ hoặc đai kéo cổ hơi cũng là một trong những dụng cụ tập kéo lưng cổ đang được nhắc đến như là một trong những dụng cụ hỗ trợ tuyệt vời chống chèn ép tủy sống và chèn ép dây thần kinh do sa trượt đĩa đệm cột sống cổ gây nên.
đọc thêm: thoái hóa cột sống cổ / thoái hóa cột sống lưng / chữa trị đau cột sốn cổ lưng
Y KHOA KI MINH